9 KỸ NĂNG MỀM ĐƯỢC NHÀ TUYỂN DỤNG ĐÁNH GIÁ CAO
9 KỸ NĂNG MỀM ĐƯỢC NHÀ TUYỂN DỤNG ĐÁNH GIÁ CAO
Kỹ năng mềm là những kỹ năng thuộc về con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt. Ngược lại là những kỹ năng “cứng” thường xuất hiện trên CV của bạn
Ông cha ta đã có câu Nhất quan hệ , nhì tiền tệ thứ ba rồi đến trình độ. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần có quan hệ hay tiền hoặc trình độ cao là có thể vươn lên được đến đỉnh cao của sự nghiệp. Nhưng các bạn có tin không tôi nghĩ điều đó là rất khó vì có một điều rất quan trọng mà ở đây chưa nói tới đó là kỹ năng mềm
Thế nào là những kỹ năng mềm?
Kỹ năng mềm là những kỹ năng thuộc về con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt. Ngược lại là những kỹ năng “cứng” thường xuất hiện trên CV của bạn, bao gồm học vấn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay người ta đánh giá kỹ năng mềm dù trong công việc hay giao tiếp, không ngẫu nhiên mà các lớp đào tạo kỹ năng mềm liên tục được mở ra với lượng học sinh đông đảo. Tất cả đã nói lên những kỹ năng mềm đang và thực sự rất quan trọng với cuộc sống của chúng ta
9 Kỹ năng mềm được nhà tuyển dụng đánh giá cao
Bạn có phải là một người dễ chịu? Tận tâm? Bạn giao tiếp khéo léo? Bạn giải quyết các vấn đề hiệu quả? Đây chính là các dạng câu hỏi được đặt ra nhằm khám phá các kỹ năng “mềm” của bạn
Tìm Hiểu Thêm.: Kỹ Năng Mềm Quyết định 80% Sự Thành Bại Trong Kinh Doanh
Tại sao nhà tuyển dụng lại quan tâm đến chúng?
Nhà tuyển dụng coi trọng các kỹ năng mềm, bởi vì các nghiên cứu cho thấy chúng là một nhân tố đánh giá rất hiệu quả.
Các dạng kỹ năng “mềm”
Thái độ lạc quan: Tất cả chúng ta đã từng nghe lời khuyên “hãy nhìn cốc nước còn đầy một nửa, hơn là nhìn nó đã vơi đi một nửa”. Tại công sở, cái nhìn lạc quan dẫn đến hành động và thái độ lạc quan, từ đó cho kết quả khả quan.
Biết làm việc theo nhóm: Nhà tuyển dụng rất thích những nhân viên thể hiện được khả năng làm việc tốt theo nhóm. Việc này không chỉ mang tính cộng tác mà còn thể hiện được khả năng lãnh đạo tốt khi cần.
Giao tiếp hiệu quả: Giao tiếp tốt là kỹ năng rất cần thiết đối với hiệu quả công việc của một người. Giao tiếp là phương tiện cho phép bạn xây dựng cầu nối với đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của bạn và bày tỏ được nhu cầu của bạn.
- Nhìn thẳng vào mắt người đối diện
- Đừng tỏ ra bồn chồn
- Tránh những chuyển động cơ thể khiến bạn bị tách ra khỏi họ như khoanh tay trước ngực
- Không nói chuyện lan man, hãy tập trung vào một vấn đề
- Phát âm chính xác
- Sử dụng ngữ pháp chuẩn thông thường
Tự tin: Khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó, tự tin chính là chìa khóa. Trong khi khiêm nhường vì nhận được lời tán dương là rất quan trọng thì thừa nhận thế mạnh của mình cũng quan trọng không kém.
Luyện kỹ năng sáng tạo: Tính sáng tạo và lối suy nghĩ thông minh được đánh giá cao ở bất cứ công việc nào. Thậm chí công việc mang tính kỹ thuật nhất cũng đòi hỏi khả năng suy nghĩ thoát ra khỏi khuôn khổ. Vì vậy đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo.
Chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình: Đây là một trong những kỹ năng mang tính thử thách nhất, và cũng gây ấn tượng nhất đối với nhà tuyển dụng. Khả năng ứng xử trước lời phê bình phản ánh rất nhiều về thái độ sẵn sàng cầu thị của bạn. Đồng thời có khả năng đánh giá, nhận xét mang tính xây dựng đối với công việc của những người khác cũng mang ý nghĩa quan trọng không kém.
Thúc đẩy chính mình và dẫn dắt người khác: Một điều rất quan trọng đối với nhà tuyển dụng là làm sao để biết được bạn có là người năng động và hay đề ra các sáng kiến hay không. Điều này có nghĩa là bạn liên tục tìm ra những giải pháp mới cho công việc của mình khiến cho nó hấp dẫn hơn thậm chí đối với cả những công việc mang tính lặp đi lặp lại.
Đa năng và biết ưu tiên công việc: Ở công sở ngày nay, một nhân viên tốt là một nhân viên có khả năng kiêm nhiệm thêm một số công việc khác, hay nhiều dự án cùng một lúc. Liệu bạn có thể theo dõi được tiến trình của các dự án khác nhau hay không? Bạn có biết lựa chọn để ưu tiên những việc quan trọng nhất không? Nếu có thể, bạn được gọi là người đa năng.
Biết nhìn nhận toàn diện: Có cái nhìn tổng quan về công việc có nghĩa là có khả năng xác định được các yếu tố dẫn tới thành công. Điều này cũng có nghĩa là nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn và thời điểm nó xảy ra. Ví dụ như bạn làm việc trong lĩnh vực quảng cáo và phải xây dựng một chiến dịch để quảng cáo cho một nhãn hiệu xà bông. Nếu nhìn một cách tổng thể, bạn có thể nhận thấy rằng mục đích không chỉ là bán được hàng, mà còn làm thỏa mãn và thuyết phục khách hàng về chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó, bạn còn phải tạo thêm giá trị cho công ty của bạn bằng cách chứng minh rằng tính sáng tạo độc nhất chỉ bạn mới có thể tạo ra.
Tận dụng tất cả các kỹ năng của bạn
Trong khi khám phá và xây dựng những kỹ năng “mềm”, bạn không nên bỏ qua những kỹ năng “cứng”. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp khéo léo cả hai kỹ năng này.
Kỹ năng nào là cần thiết cho mỗi con người để thành công trong công việc và cuộc sống?
Tại Mỹ, Bộ Lao động Mỹ (The U.S. Department of Labor) cùng Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ (The American Society of Training and Development) gần đây đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc.Ở đây kỹ năng phỏng vẩn tuyển dụng khá cao thế nên sau khi Kết luận được đưa ra là có 14 kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công trong công việc:
- Kỹ năng học và tự học (learning to learn)
- Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)
- Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills)
- Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
- Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills)
- Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn (Self esteem)
- Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc (Goal setting/ motivation skills)
- Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career development skills)
- Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills)
- Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)
- Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)
- Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational effectiveness)
- Kỹ năng lãnh đạo bản thân (Leadership skills)
Nguồn : 9 Kỹ Năng Mềm Được Nhà Tuyển Dụng Đánh Giá Cao