Kỹ Năng Mềm - Kỹ Năng Lắng Nghe
Nếu người ta nói Kỹ Năng Giao tiếp giúp bạn tạo dựng những mối quan hệ thì Kỹ Năng Lăng Nghe lại là kỹ năng giúp bạn thành công, Tôi đã gặp rất nhiều trường hợp tưởng rằng Kỹ Năng Giao Tiếp Và Kỹ Năng Lắng Nghe là một nhưng thật ra đây là hai kỹ năng đi đôi và song hành với nhau. Ở bài trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Kỹ Năng Mềm - Kỹ Năng Giao tiếp. Hôm nay Habits sẽ mang đến cho các bạn bí quyết để có Kỹ Năng Lắng Nghe Tốt :
Rèn Luyện Kỹ Năng Lắng Nghe
1. Biết Lắng Nghe Hơn
Tại Sao tôi lại nói như vậy ? có nhiều bạn nói rằng phải nói mới thể hiện được những khả năng của mình nhưng các bạn đã nhầm đó chính là điểm yếu của các bạn. Phần chính chúng ta đều chỉ thích nói chứ không thích nghe vì khi nói bạn sẽ có cảm giác mình đang tạo được ấn tượng với người khác nhưng bạn chưa biết rằng người biết lắng nghe lại tạo cho cảm giác an tâm, yên bình , thân thiết hơn
Ông cha ta đã có câu " Nói dai, nói dài là nói dại " khi nói nhiều ta lại càng dễ mắc sai lầm trong lời nói, Không những vậy người nói nhiều thường tạo cho ta cảm giác không yên tâm. Người Nói ít lại khiến ta cảm thấy tin tưởng hơn rất nhiều, muốn chia sẻ hơn.
2. Hiểu Được Câu Chuyện Đang Nói
Luôn Luôn chú ý tới câu chuyện của đối phương, đó là cách tối nhất để bạn hiểu được câu chuyện của người đang nói.khi chú ý tới câu chuyện của đối phương bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc đồng cảm với người nói
Hãy chắc chắn rằng bạn đã nghe đầy đủ câu chuyện rồi đưa ra lời nhận xét vì khi chỉ cần bỏ xót những chi tiết nhỏ cũng có thể dẫn đến những lời nhận xét sai lầm, thiếu khách quan. Vì vậy hãy lắng nghe và chú ý tới câu chuyện ,đừng nghe cho có, nghe rồi để đấy, càng không nên đưa ra lời khuyên khi bạn chưa hiểu rõ vấn đề, hãy làm mọi việc bằng tâm, cận thẩn và chắc chắn
3. Kiên Nhẫn
Kiên Nhẫn Lắng Nghe là điều khó khăn nhất mà không phải ai cũng làm được.Vì đâu phải câu chuyện nào cũng cùng sở thích hứng thú của bạn, câu chuyện nào bạn cũng quan tâm. Việc không hứng thú với câu chuyện khiến bạn bị sao lãng câu chuyện, không chú ý hoặc chỉ trả lời cho có lệ khiến người nói cảm thấy mất hứng thú, vô duyên.
Vì Vậy để Rèn Luyện Kỹ Năng Lắng nghe tốt bạn hãy học cách kiên nhẫn lắng nghe
Lắng Nghe giúp bạn tiến gần hơn tới trái tim người nói
4. Đặt Mình Vào Vị Trí Người Nói
Nếu Kiến Nhẫn lắng nghe giúp bạn có thể nghe câu chuyện của người nói một cách chọn vẹn thì Đặt Mình và Vị Trí Người Nói sẽ giúp bạn đồng cảm với người nói, dễ dàng hiểu vấn đề. Người Nói sẽ có cảm giác được chia sẻ hơn,tin tưởng hơn
Hãy Luôn coi câu chuyện người nói như câu chuyện của bản thân. Nếu có thể thành thạo trong việc này bạn sẽ cảm thấy mọi cuộc chuyện thật dễ dàng, tiếp xúc và dành tình cảm của người khác qua giao tiếp là một điều đơn giản
5.Cho Người Nói Biết rằng bạn đang Lắng Nghe
Khi nói chuyện bạn nên thể hiện cho người nói biết rằng bạn đang lắng nghe câu chuyện, thay vì nhìn chằm chằm vào người nói hãy làm một số hành động nhỏ như : dạ, vâng, ừ .... hay cái gật đầu. Chỉ những hành động nhỏ thôi cũng làm người nói cảm thấy bạn đang lắng nghe , khiến người nói cảm thấy hứng thú hơn
6. Nhận Xét Cho Câu Chuyện
Một quan trọng không kém khi giao tiếp là đưa ra lời nhận xét hoặc phản hồi vì đây được coi như là kết quả của cuộc nói chuyện. Ý kiến của bạn sẽ cho người nghe thấy rằng bạn có lắng nghe câu chuyện của họ không ? có đồng cảm với họ trong câu chuyện không ? có giúp họ được ra những lời khuyên, phản hồi tích cực không ?...
Cũng có những người hiểu đc câu chuyện nhưng k biết đưa ra lời khuyên thế nào, chỉ biết im lặng bên người kể. Nếu trong một câu chuyện tình cảm thì nó có thể chấp nhận được, nhưng khi nói chuyện công việc hay chuyện gì đó bên ngoài thì đó lại là một thiết sót rất lớn cần sửa chữa. Ít nhất hãy cho đối phương hiểu rằng mình đang đã và xe nghe câu chuyện. Nếu không giỏi văn hoa thì hãy đưa ra lời khuyên chân thành,sự chân thành luôn luôn được đánh giá cao mà, đúng không ?
7. Không Bao giờ được cắt ngang lời nói
Việc cắt lời người khác khi đang nói không chỉ khiến người nói mất hứng thú khi kể chuyện còn cho thấy bạn là một người vô duyên, thiếu lịch sự và không tôn trọng họ vậy nên đừng bao giờ dại dốt sự vô duyên này của mình trước người mình muốn ghi điểm khi nói chuyện.
Lắng Nghe câu chuyện và tham gia và cuộc nói chuyện là rất đúng nhưng bạn nên lựa chọn thời điểm hợp lý để nói , đó mới là một người thực sự biết lắng nghe
8. Luôn Tôn Trọng Ý Kiến Của Người Khác
Mỗi người đều có những ý kiến riêng, trên quan điểm riêng của bản thân, có người đúng, có người sai.Vậy nên hãy lắng nghe ý kiến của người khác đánh giá một cách chân thật, không nên đả kích hay chê bai, điều này sẽ khiến người nói cảm giác được tôn trọng
Mỗi Khi đưa ra lời nhận xét bạn nên đứng trên phương diện khách quan, nhận xét trên phương diện tích cực cùng xây dựng chủ đề, vì lợi ích chung tránh sự tiêu cực lợi ích cá nhân
Tôn trọng ý kiến của người khác là cách tốt nhất để người khác tôn trọng ý kiến của bạn
Kỹ năng lắng nghe là một kỹ năng rất quan trọng trong cuộc sống mỗi người. Nó không chỉ giúp bạn đạt được thành công trong giao tiếp mà nó còn giúp bạn quản lý cảm xúc tốt, vì vậy hãy rèn luyện thật nhiều kỹ năng lắng nghe của bản thân. Chúc Các Bạn Thành công !
Nguồn : Kỹ Năng Mềm - Kỹ Năng lắng Nghe